Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Thực trạng mô hình nhượng quyền ở Việt Nam

 Thực trạng mô hình nhượng quyền ở Việt NamLàm sao phát triển mô hình nhượng quyền tại Việt Nam một các có hiệu quả? Áp dụng nó vào thực trang của nước ta. Và đi tìm lợi thế của thương hiệu "Việt" vốn đã bị mất bao năm nay?

Nhìn lại Việt Nam sau hơn 2 năm gia nhập WTO thì những cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp nước ta tận dụng và kiểm soát như thế nào? Trong phạm vi bài viết của tác giả chỉ đưa ra nhận định và đánh giá của cá nhân về một khía cạnh nhỏ có ảnh hưởng cũng như thực trạng phát triển của lĩnh vực này như thế nào ở nước ta, đó là "Nhượng quyền".

Để có thể nhìn nhận và đánh giá mức độ phát triển của lĩnh vực này trên thế giới và nước ta trong thời gian qua và đến thời điểm hiện tại như thế nào, sơ lược như sau:

Điểm lại sự phát triển của lĩnh vực này trên thế giới của những thương hiệu nổi tiếng với quy mô nhân rộng và chúng đã có mặt hầu hết các Quốc Gia , điều đó cho thấy lĩnh vực kinh doanh này đã và đang nhân rộng, phát triển rất mạnh ở các nước phát triển với hàng trăm năm. Chính các thương hiệu mạnh và nổi tiếng nhất đã hình thành, phát triển từ đây và đang mở rộng tầm ảnh hưởng ra toàn cầu bằng các kênh phân phối cũng như các vệ tinh được tạo lập. Điều này đã tạo nên một tất yếu cho sự sống còn của các doanh nghiệp trong nước cũng như các quốc gia đang phát triển và đã dần dần đặt ra hai vấn đề lớn là: Tiếp nhận thương hiệu hay bật dậy từ chính nội lực.

Chẳng hạn, Mcdonald's hơn 50 năm hình thành phát triển với trên 30 ngàn cửa hàng và có mặt trên 120 quốc gia trên toàn thế giới. Người ta ước tính rằng, cứ khoảng sau từ 4 đến 5 giờ đồng hồ thì trên toàn cầu xuất hiện thêm 1 nhà hàng nữa mang thương hiệu Mcdonald's với mức phí cố định thanh toán một lần mà bên nhận nhượng quyền phải là 45,000.000 USD và một khoản phí được thu hàng thàng là 1,9%, không dừng lại ở đó mà chính trong hệ thống của nó có hẳn một trường đào tạo nghiệp vụ phục cho các hoạt động kinh doanh và đào tạo nhân sự đảm bảo nhu cầu phát triển mô hình nhượng quyền của nó với tên gọi là "Trường đại học Mcdonald's". Cũng như các thương hiệu khác như: Gà rán KFC, trà Dilmahs, khách sạn Marriott, khách sạn Hyatt, khách sạn Sheraton, cà phê Gloria Jean's... là những thương hiệu hầu hết mọi người đều biết với những nét đặc trưng nhất định về chất lượng, kiểu dáng, mùi vị và không có sự khác biệt giữa các cửa hiệu khác nhau dù ta bắt gặp và thưởng thức từ bất cứ nơi đâu.

Còn ở Việt Nam có các thương hiệu "Việt" phát triển mô hình này trong thời gian qua như c à phê Trung Nguyên - là doanh nghiệp có thể coi là tiên phong đối với doanh nghiệp Việt Nam. Thương hiệu này phát triển mạnh vào những năm 2001-2002 với hàng trăm cửa hiệu trên khắp các tỉnh thành trong cả nước và từng bước thâm nhập ra thị trường nước ngoài. Nhìn chung, trong thời gian đầu với Trung Nguyên có thể được xem là thành công và tạo lập được thương hiệu, tuy nhiên việc tạo lập một thương hiệu là rất khó nhưng duy trỳ và gia tăng giá trị của thương hiệu còn khó hơn nhiều. Theo đánh giá của cá nhân tôi, đến thời điểm hiện nay thương hiệu cà phê Trung Nguyên cũng như hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại của chính nó là một thực trạng cần xem xét và là bài học cho các doanh nghiệp trẻ của Việc Nam bước đầu tham gia thị trường kinh doanh mới đó là nhượng quyền.

Một thương hiệu "Việt" khác cũng cần xem xét và đánh giá sự chuẩn bị của nó trước khi tham gia lĩnh vực nhượng quyền này là Phở 24 , phát triển mạnh vào những năm 2004 - 2005 và đã có một số cửa hiệu vươn ra nước ngoài. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại nó cũng đang tồn tại những thực trạng mà xuất phát từ tính chuyên nghiệp cũng như sự hỗ trợ từ chính quốc gia có thương hiệu nhượng quyền đối với sự xây dựng và phát triển thương hiệu như: Vị trí cửa hàng, trang trí cửa hiệu, tính đồng nhất của sản phẩm, dịch vụ, hay phong cách phục vụ và nhiều yếu tố khác góp phần tạo nên đặc tính riêng của thương hiệu cũng như sự thành công từ hình thức kinh doanh này.

Từ thực trạng trên, cho ta thấy rằng có sự đối lập rõ nét giữa thương hiệu "Việt" và các thương hiệu khác, nó xuất phát tư đâu … và có thể nhận thấy đó là chính sự quan tâm chưa đúng mực từ phía Nhà Nước và cũng chính từ sự hạn chế đối với hầu hết các doanh nghiệp trong nước về lĩnh vực này. Do đó, để có thể vận dụng và phát triển nó đối với nước ta là bản thân các doanh nghiệp, nhà nước, các tổ chức tín dụng phải thấy được cái lợi từ mô hình này mang lại như:

Thứ nhất : Phát triển và nhân rộng mạng lưới kinh doanh, đây là một yếu tố tất yếu và cũng là nhu cầu của bất cứ doanh nghiệp một khi phương án và kế hoạch gia tăng thị phần của doanh nghiệp luôn là nhu cầu đặt ra trong thời kỳ mà sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là thực trạng. Chúng ta hiểu rằng, nhu cầu của doanh nghiệp là vô hạn nhưng khả năng và năng lực tài chính là một giới hạn cũng như các yếu tố khác hữu hạn đối với mọi doanh nghiệp đó là con người, kiến thức địa phương và mạng lưới quản trị … Một cách để giải quyết và giúp các doanh nghiệp đáp ứng phần nào nhu cầu vô hạn đó là "mô hình nhượng quyền" được phát triển rất hiệu quả đối với các nước và điều đó đã được minh chứng thông qua các thương hiệu đã và đang áp dụng mô hình này để mở rộng và phát triển trong đó có thể kể đến là Mcdonald's, gà rán KFC, trà Dilmahs, khách sạn Marriott, Hyatt, Sheraton, cà phê Gloria Jean's ...

Thứ hai : Tạo dựng thương hiệu, như chúng ta biết rằng thương hiệu là tài sản vô hình, giá trị cốt lõi nhất và quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp. Để có được điều này các doanh nghiệp phải tốn một khoản tiền rất lớn và trải qua thời gian rất dài nhằm chuyển tải và tác động đến người tiêu dùng về sản phẩm, chất lượng, nét đặc trưng của sản phẩm, dịch vụ với mục đích cuối cùng là tạo dựng thương hiệu. Phương tiện sử dụng hiệu quả nhất đang được vận dụng để tạo dựng nó cũng chính là nhượng quyền.

Thứ ba : Như nêu ra ở trên, thương hiệu là giá trị vô hình và giá trị nhất. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là tạo lập thương hiệu để làm gì, có lợi như thế nào đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng, kể cả quốc gia cũng như cần phải có sự bù đắp tương xứng với những gì doanh nghiệp đã bỏ ra cho việc tạo dựng nó. Thu tiền từ nhượng quyền thương hiệu là một cách làm nhằm đáp ứng và được cho là phù hợp nhất khi có được thương hiệu.

Thứ tư : Tạo dựng giá trị doanh nghiệp và uy tín doanh nghiệp. Việc phát triển và nhân rộng mô hình thông qua nhượng quyền với thực tế cho thấy rằng trong hàng nghìn cửa hàng trên toàn thế giới mang cùng một thương hiệu mà trong số đó chỉ một số lượng cửa hàng nhất định là của chính doanh nghiệp, thậm chí chỉ có một vài cửa hàng mà thôi. Nhưng điều này đã cho thấy được giá trị của doanh nghiệp cũng gia tăng tương ứng với số lượng cửa hàng có cùng thương hiệu, số khách hàng trên khắp nơi tiếp nhận sản phẩm mang thương hiệu này. Điều này thực tế cho thấy rằng, giá trị thị trường được gia tăng cũng như uy tín của doanh nghiệp với các đối tác, tổ chức tín dụng và các thành phần kinh tế xã hội có liên quan đến sự phát triển của các doanh nghiệp.

Thứ năm : Thu lợi gián tiếp từ thương hiệu. Điều này đã được chứng minh rất rõ đối với Mcdonald's. Vì thực tế có một số nhận định rằng, Mcdonald's có hiệu quả từ việc kinh doanh bất động sản hơn là hoạt động kinh doanh chính, và cơ sở nào để có được nhận định này. Vì thực tế cho thấy rằng, đất đai tại các cửa hàng của các cửa hiệu Mcdonald's là hấu hết được chủ doanh nghiệp mua và giao quyền khai thác cho bên nhận nhượng quyền trong một thời gian nhượng quyền nhất định, khi hết thời hạn nhượng quyền thì giá trị của những lô đất này được tăng lên gấp nhiều lần so với giá trị mua ban đầu cũng như so với các lô đất hiện có quanh khu vực của cửa hàng tại cùng thời điểm. Bởi lẽ, người ta cho rằng, chính thương hiệu của Mcdonald's đã làm cho giá trị của lô đất tại vị trí đó tăng lên nhiều lần và đó là 1 trong những yếu tố gián tiếp tạo thêm lợi thế cho chính lô đất và tương ứng là một khoản lợi nhuận gia tăng thêm cho lô đất được tạo ra từ nhượng quyền.

Ngoài ra, một số thống kê cho thấy rằng khả năng thành công của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo hình thức nhượng quyền là cao hơn nhiều so với doanh nghiệp không hoạt động theo hình thức này. Cụ thể, tại Mỹ có một số bang quy định rằng các doanh nghiệp muốn niêm yết trên thị trường chứng khoán thì phải có đăng ký hoạt động kinh doanh này... Đồng thời, thông qua phát triển nhượng quyền thì việc đành giá cũng như cấp các hạn mức tín dụng của các tổ chức tài chính được ưu tiên hơn và là một yếu tố đảm bảo cho sự kinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp.

Để tận dụng hiệu quả từ mô hình hoạt động kinh doanh này và gắn liền với thực trang của nước ta, thì giải pháp để phát triển nó đối với Việt Nam, theo tác giả đề xuất và vận dụng như sau:

Thứ nhất : Hiện tại, Bộ Công thương là cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh này. Tuy nhiên theo cá nhân tôi, bấy nhiêu thôi thì chưa đủ và chưa kích thích được sự hình thành và phát triển mô hình này tại nước ta, nhất là những thương hiệu " Việt" chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mực và mô hình trung là manh mún. Nên để từng bước phát triển thì chúng ta cần phải thành lập một tổ chức chuyên sâu để hỗ trợ và phát triển lĩnh vực này, chẳng hạn "Hiệp hội phát triển nhượng quyền Việt Nam" hay … và từng bước đưa những kiến thức này vào các trường đại học thông qua giáo trình giảng dạy, tài liệu nghiên cứu cho sinh viên … cũng như tạo điều kiện hơn nữa cho các chương trình hội chợ về nhượng quyền nhằm giúp cho doanh nghiệp Việt Nam hiểu và quan tâm đúng mức cũng như có sự hỗ trợ kịp thời … Và thực tế cho thấy, điều này đã và đang phát huy rất hiệu quả ở các số nước. Ví dụ như các nước trong khu vực Đông Nam Á đang làm (Thái Lan, Malaysia …).

Thứ hai : Chính phủ cần phải có Ngân sách trợ giúp phát triển bước đầu nhằm đảm bảo và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong việc áp dụng và triển khai mô hình này. Thông qua đó hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tạo dựng thương hiệu và thị trường ra bên ngoài. Vì thực tế cho thấy, có rất nhiều thương hiệu "Việt" khi tham gia thị trường nước ngoài thì đã bị các nhà phân phối độc chiếm và gằn với những thương hiệu của nhà phân phố i , chẳng hạn như các sản phẩm thuỷ sản, chế biến gỗ của Việt Nam … và cũng nhiều người cho rằng đấy là hình thức mà các doanh nghiệp trong nước chỉ gia công mà thôi.

Thêm vào đó, đối với đặc thù của nước ta thì mô hình nhượng quyền này còn có thể vận dụng và kết hợp hiệu quả hơn khi thực hiện cổ phần hoá các tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp có quy mô lớn đang hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực thương mại, phân phối, du lịch …đây là những lĩnh vực mà hình thức này phát triển rất mạnh, mà hiện đang có tầm và quy mô rất lớn trong số các doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi theo hình thức cổ phần hoá từ nay cho đến 2010. Thông qua phương pháp này nhằm phát huy hơn nữa vai trò của các thương hiệu mà các doanh nghiệp nhà nước đang có. Đồng thời khắc phục một số hạn chế trong việc xác định và tính toán giá trị doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hoá mà trong đó có một phần giá trị được cho là "Giá trị lợi thế vị trí địa lý" từ các lô đất ở khu vực đô thị.

Trên đây là những vấn đề cơ bản mà người viết cho là có ảnh hưởng và cần phải kích thích phát triển hơn nữa mô hình nhượng quyền trong thời gian tới cũng như vận dụng nó vào thực trạng của nước ta cũng như bước đầu chuẩn bị để thương hiệu "Việt" được công nhận ở các nước khu vực và thế giới.

(Nguyễn Trường -

Theo Saga)

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét