Đó là vào một ngày thứ Bảy bình yên. Nếu bạn là một người Mỹ bình thường, sự suy sụp của nền kinh tế sẽ làm bạn nghĩ về tác động của nó đối với sự nghiệp và cơ hội sẽ đến khi con cái bạn bắt đầu bước vào công việc. Những bài báo về Enron và Tyco và Global Crossing và những bê bối của các tập đoàn khác đầy rẫy khắp nơi và một vài tên tuổi của các tập đoàn đa Quốc Gia uy tín nhất đang nhắc đến việc giảm biên chế và nguy cơ vỡ nợ.
Trên internet, bạn đọc những câu chuyện về ông chủ doanh nghiệp và những cá nhân phất lên giàu có nhờ biết nắm bắt thời cơ kinh doanh trong cái gọi là "giấc mơ Mỹ". Nhưng có một điều bạn không biết đó là không biết tìm kiếm cơ hội của riêng bạn ở đâu. Một cách đơn giản là lập ra một doanh nghiệp của riêng bạn – nhưng thậm chí từ đây thì bạn cũng chưa biết phải bắt đầu thế nào. Cách đơn giản nhất có thể là tham gia vào một mang lưới kinh doanh hoặc nhượng quyền đang phát triển. Nhưng bạn không biết mạng lưới nào là tốt nhất cho mình. Bạn thậm chí không chắc chắn về sự khác biệt giữa việc điều hành một doanh nghiệp độc lập và kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền.
Cơ hội đầu tư để làm chủ một doanh nghiệp mà bạn tìm được trên internet hôm nay được phân loại từ những nhà nhượng quyền nổi tiếng về thức ăn nhanh hay những bộ phận thắng và giảm thanh của xe cộ cho đến những doanh nghiệp cho bạn cơ hội đặt máy bán nước giải khát tự động trong văn phòng của bạn. Nhìn chung, thông điệp của nhiều trang web dường như là tương tự; những mối quan hệ luật pháp và kinh doanh thì khác nhau rất lớn.
Cơ hội kinh doanh.
Những cơ hội kinh doanh là một phương pháp mở rộng doanh nghiệp được điều chỉnh cẩn thận nơi mà một công ty cung cấp cho mọi người một cơ hội, với một chi phí, để có thể bước vào con đường kinh doanh. Do trong lĩnh vực này có tỉ lệ lừa đảo cao nên chính phủ liên bang và rất nhiều bang khác đã thông qua những luật lệ và những yêu cầu rõ ràng để kiểm soát những mối quan hệ này. Không may mắn là những điều luật về cơ hội kinh doanh có thể thay đổi giữa chính phủ liên bang và các bang và thậm chí chúng còn thay đổi giữa các bang với nhau.
Việc xác định một cơ hội là việc nhượng quyền hay là một cơ hội kinh doanh đòi hỏi phải có sự tinh tế, thậm chí những luật sư giỏi nhất đôi khi cũng cảm thấy lúng túng. Sự phân biệt thường nổi bật nhất trong hai khu vực then chốt:
- Nhà nhượng quyền thường sẽ yêu cầu sự nhất quán của từng khu vực và điều đó bao gồm việc yêu cầu người mua quyền điều hành doanh nghiệp của họ dưới cùng một tên thương hiệu.
- Trong khi cả hai đều cung cấp chương trình đào tạo, thì dấu hiệu phân biệt của nhượng quyền thương hiệu là sự hỗ trợ liên tục từ nhà nhượng quyền thương hiệu – một điều mà hầu hết các cơ hội kinh doanh khác không có.
Cơ hội kinh doanh có 3 loại chính:
Trung gian: Người mua mua quyền cho phép họ trợ giúp khách hàng của công ty đó thông qua việc bổ xung cho công việc kinh doanh của họ các sản phẩm của công ty.
Nhà phân phối: Người mua quyền bán sản phẩm của một công ty trong một lãnh thổ và lãnh thổ đó có thể độc quyền hoặc không. Người mua không cần sử dụng tên của công ty, logo theo cách tạo nên đặc trưng của công ty đó trong việc nhận dạng công việc kinh doanh.
Cấp phép: Người mua giành được quyền tiếp cận nhằm sở hữu các dữ liệu hoặc công nghệ từ các sản phẩm dịch vụ có thể được mời chào ra công chúng.
Lợi ích chính của cơ hội kinh doanh so với nhượng quyền thương hiệu là nó cho phép người mua linh hoạt hơn trong việc điều hành kinh doanh với mức chi phí thấp hơn và không cần phải trả tiền bản quyền thương hiệu. Nó có thể là 1 phương pháp rất tốt cho việc kinh doanh tại nhà, bán thời gian hoặc tạo ra nguồn thu nhập thứ hai.
Mặt hạn chế đáng kể nhất là người sở hữu công việc kinh doanh không nhận được sự hỗ trợ quản lý, huấn luyện và hỗ trợ thường xuyên và tiếp thị, những đặc trưng của mối quan hệ nhượng quyền. Nhượng quyền thương mại cung cấp cơ sở hạ tầng và sự hỗ trợ thường xuyên mà những cơ hội kinh doanh khác không có.
Tùy vào cơ hội kinh doanh, có thể tồn tại một sự giảm thiểu về chi phí sản phẩm và dịch vụ trên toàn hệ thống mà người mua có được – một tiêu chuẩn mà những hệ thống nhượng quyền thương hiệu được phát triển tốt sẽ có.
Một thuật ngữ thường được sử dụng trong nhượng quyền thương mại là "Bạn làm kinh doanh cho chính bạn nhưng không phải do bạn". Trong hầu hết các cơ hội kinh doanh, doanh nghiệp của bạn là tùy thuộc vào bạn chứ không phải là sự hỗ trợ thường xuyên . Tuy nhiên, tùy vào bản chất kinh doanh và tài năng của bạn, một cơ hội kinh doanh có thể là cơ hội hoàn hảo cho bạn để khởi đầu việc kinh doanh của mình.
Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại có nguồn gốc từ trước thời trung cổ. Nó xuất hiện đầu tiên ở Mỹ trước cuộc Nội chiến, Robert Fulton và bản quyền của hai con tàu hơi nước của ông được cho là rất nổi tiếng trong thế chiến thứ II vào những năm 1950. Nó lan rộng vào những năm 1960. Nó tiếp tục giữ vị trí cao vào những năm 1970 và lớn mạnh vào những năm 1980, 1990. Nhượng quyền thương mại đã trở thành một trong những thế lực thống trị trong thế giới kinh tế ngày nay.
Nhượng quyền thương mại được xem là có tính kết cấu hơn là một cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, tương tự như những cơ hội kinh doanh, cũng có những sự đa dạng trong định nghĩa được sử dụng bởi Cục Thương Mại Liên bang và một vài bang và thậm chí là sự khác biệt giữa các bang với nhau. Sự định nghĩa phổ biến nhất được khen ngợi dù nó được ban hành bởi FTC, nơi làm cho sự khác biệt giữa một bản quyền đơn thuần và một bản quyền vượt ngưỡng và trở thành một doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu.
- Người được cấp phép được quyền phân phối hàng hóa và dịch vụ có mang nhãn hiệu của người cấp phép, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương hiệu, những biểu tượng quảng cáo và thương mại.
- Người cấp phép có quyền kiểm soát toàn diện, hoặc cung cấp bản quyền với sự giúp đỡ đặc biệt và những phương pháp hoạt động.
- Người được cấp phép được yêu cầu phải trả 500USD hoặc hơn cho người cấp phép hoặc một cá nhân gia nhập hệ thống của nhà nhượng quyền tại thời điểm trước hoặc trong vòng 6 tháng sau khi người được cấp phép bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh.
Khi 3 yếu tố này được thực hiện, giấy phép được xem như là một đặc quyền và nhà nhượng quyền phải tôn trọng các nguyên tắc chung mà hội tụ trên những lời đề nghị của họ tớ công chúng.
Nhượng quyền thương mại nói lên hệ thống phân phối, không phải các sản phẩm hay dịch vụ riêng biệt liên quan đến việc phân phối trong các cơ hội kinh doanh khác.
Những sự khác biệt chính giữa những cơ hội kinh doanh và nhượng quyền thương mại nằm ở cấp độ của mối quan hệ:
Nhượng quyền thương mại: Công việc kinh doanh của người nhận quyền được nhận dạng nhờ nhãn hiệu của nhà nhượng quyền và tính nhất quán ở mọi khu vực là rất quan trọng đối với nhà nhượng quyền.
Cơ hội kinh doanh: Cơ hội kinh doanh thường không được nhận dạng bởi nhãn hiệu của nhà nhượng quyền và bất cứ nhãn hiệu nào nếu được sử dụng cho sản phẩm hay dịch vụ thì chỉ là phụ.
Nhượng quyền thương mại: Người nhận quyền nhận được sự huấn luyện, tiếp thị và những sự hỗ trợ liên tục và thường xuyên từ nhà nhượng quyền thương hiệu.
Cơ hội kinh doanh: chương trình huấn luyện ban đầu, tiếp thị và những sự hỗ trợ liên tục và thường xuyên thường không được cung cấp và chỉ là một phần phụ trong mối quan hệ này.
Nhượng quyền thương mại: Người nhận quyền đưa ra sản phẩm và dịch vụ điển hình trên một nền tảng bán độc quyền và điều hành doanh nghiệp của họ dựa trên những tiêu chuẩn và dòng sản phẩm được nhà nhượng quyền thương hiệu cung cấp.
Cơ hội kinh doanh: Cơ hội kinh doanh cho phép người nhận quyền kiểm soát những dòng sản phẩm bởi vì sự nhất quán giữa những khu vực không phải là một phần bắt buộc.
Nhượng quyền thương mại: Chi phí gia nhập thường cao hơn khoản tối thiểu 500 USD. Sự chi trả đó là cần thiết để tham gia vào mối quan hệ và quyền sử dụng hệ thống và nhãn hiệu của nhà nhượng quyền.
Cơ hội kinh doanh: Chi phí gia nhập thường là chi phí mua lai những sản phẩm và dịch vụ để sau này người mua bán lại và nếu có bất cứ khoản nào cần trả để gia nhập thì thường rất khiêm tốn.
Nhượng quyền thương mại: Nếu có bất cứ khoản chi trả liên tục nào, thì đó là dành cho những sản phẩm hoặc dịch vụ đã được chứng nhận để cung cấp cho người nhận quyền.
Ngày càng có nhiều người hiểu rằng nhượng quyền thương mại là một phương pháp chắc chắn để mở rộng doanh nghiệp và thường là một sự đầu tư an toàn cho những người mua quyền kinh doanh thương hiệu. Một chương trình nhượng quyền thương hiệu được thiết kế kỹ lưỡng có lẽ là một phương pháp đặc biệt để mở rộng thương hiệu – nhưng không phải lúc nào cũng như thế. Kinh doanh đi liền với rủi ro – và một hệ thống nhượng quyền thương mại được thiết kế và quản lý tốt chỉ có thể chỉ giảm thiểu những rủi ro này mà thôi. Nhượng quyền thương mại có thể không bao giờ là một thành công được bảo đảm chắc chắn.
Quyết định của bạn khi nhận quyền nên được dựa trên hai sự am hiểu rộng rãi:
- Am hiểu về những lợi ích cũng như bất lợi của nhượng quyền thương mại nói chung.
- Am hiểu về một mặt nhượng quyền thương mại cụ thể và làm thế nào để đánh giá chúng.
Thuận lợi của việc nhận quyền
Những lợi ích của việc nhận quyền cũng mạnh mẽ như là thương hiệu mà bạn lựa chọn. Nói chung, những thuận lợi này có thể được phân loại thành nhiều khu vực rộng:
Lợi ích cạnh tranh toàn diện
Công chúng đã quen với một cấp độ nhất định về chất lượng và sự nhất quán của những khu vực được nhượng quyền. Dù bạn có nghĩ rằng chất lượng sản phẩm công ty đó siêu việt hay tầm tầm, thì bí mật của sự thành công đó chính là sự nhất quán. Khách hàng biết được chất lượng mà họ nhận được ở mỗi khu vực thương hiệu họ đến. Nhận dạng thương hiệu thường cung cấp cho những người nhận quyền một nền tảng khách hàng những người đã quen thuộc với việc mua sắm dưới tên thương hiệu của công ty và điều đó tạo điều kiện thuận lợi để cạnh tranh với những doanh nghiệp hoạt động độc lập và thậm chí là cạnh tranh với những đối thủ đáng gờm kinh doanh theo kiểu nhượng quyền thương hiệu.
Những lợi ích trước khi hoạt động.
Những nhà nhượng quyền đôi khi cũng mắc sai lầm. Một lợi ích của nhượng quyền thương mại là họ có thể vượt qua sai lầm và hướng dẫn người nhận quyền không mắc phải cùng một sai phạm đó.
Khi tham gia vào một hệ thống nhượng quyền thương hiệu đã được thiết lập, những người mua quyền thương hiệu thường nhận được một chương trình huấn luyện toàn diện về việc điều hành hệ thống nhượng quyền thương hiệu, các sản phẩm, dịch vụ và hệ phương pháp.
Trong khi chi phí gia nhập một hệ thống nhượng quyền thương hiệu bao gồm cả chi phí nhượng quyền thương hiệu – thường được cho là bất lợi – thì người mua quyền kinh doanh thương hiệu được lợi ích từ người chủ dịch vụ bao gồm các cẩm nang hoạt động, sự tuyển chọn khu vực, thiết kế cửa hiệu, chương trình hướng dẫn, và chi phí giảm thiểu cho một số thiết bị dụng cụ. Ngoài ra, họ không chỉ có thể đặt câu hỏi cho nhà nhượng quyền thương hiệu mà còn cho một mạng lưới những nhà kinh doanh mua bản quyền khác trong hệ thống.
Cốt yếu, chướng ngại vật dẫn đến thất bại trước khi đạt được mục tiêu được nhà nhượng quyền thương hiệu tháo dỡ là thiếu sự sẵn sàng. Hầu hết các doanh nghiệp tự do không thất bại vì sản phẩm và dịch vụ của họ không tương xứng mà vì họ không tiên đoán trước những vấn đề. Trục trặc chính là nguồn vốn luân chuyển. Những chương trình nhượng quyền thương hiệu được phát triển tốt bảo đảm trước khi họ chấp nhận một người mua bản quyền thương hiệu là người đó phải có đủ số vốn, thậm chí sau khi trả lãi cho món nợ của họ và xem xét lượng tiền mặt đã được điều chỉnh. Không có được sự hướng dẫn này, nhiều doanh nghiệp hoạt động tự do đã thất bại không lâu sau khi bắt đầu.
Lợi ích liên tục
Đổi lại việc chi tra cho khoản phí ban đầu và những khoản chi phí khác, người nhận quyền thường nhận được những chương trình huấn luyện liên tục và hỗ trợ cũng như giúp đỡ.
Phân loại sức mua là lợi ích chính của những hệ thống nhượng quyền được phát triển tốt. Các nhóm khách hàng gần đây nhất được nhà nhượng quyền xác định cho phép người nhận quyền được lợi từ chi phí thấp hơn về hàng hóa, dụng cụ, và nguồn cung cấp sẵn có hơn những doanh nghiệp hoạt động tự do.
Đòn bẩy vốn đóng góp của toàn hệ thống nhượng quyền, các nhà nhượng quyền có thể tạo ra một điểm bán được thiết kế chuyên nghiệp, những chương trình khai mạc quan trọng và những nguyên liệu tiếp thị mà những doanh nghiệp tự do không thể nào có được. Chương trình nhượng quyền thương hiệu cũng có thể tiếp tục hiện đại hóa hệ thống nhờ những nghiên cứu, phát triển liên tục và khảo sát thị trường về sản phẩm mới và các chương trình hoạt động.
Nhượng quyền thương mại là một ngành kinh doanh đại chúng quan trọng với một thị trường và một hệ thống rộng khắp. Quyền năng chi trả của đồng đôla, cộng với những nhà nhận quyền trong thị trường của họ và phần còn lại của hệ thống không những cho phép ngành kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thống trị các thị trường địa phương và thiếp lập ra những doanh nghiệp tự do mà còn cạnh tranh hiệu quả với những tập đoàn khác (Hết Phần 1)
Phần 2
(Thanh Phương -
Theo Lantabarnd/ msaworldwide .com)
Share:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét