Điệu nhảy Simi tự phát biến mất bởi sự nhàm chán trên những chuyến xe buýt? Không hẳn thế. Sự kiện này là một Flash mob được sắp đặt bởi một thương hiệu, Flash mob là sự tụ tập của một đám đông tại một khu vực công cộng, nơi một sự kiện theo kế hoạch được tổ chức nhằm mục đích giải trí, vui chơi hoặc phát tán tin đồn và tạo ra sự nhận biết cho một thương hiệu (trong trường hợp này là T – Mobile).
Công ty hoạt động trong lãnh vực công nghệ này đã thực hiện một đêm nhạc tại Trafalgar Square ba tháng sau đó, thu hút gần 14.000 người.
T-Mobile không phải là công ty duy nhất tận dụng marketing virut, sử dụng những con phố lớn và internet cho việc tạo dựng sự nhận biết về thương hiệu. Một trăm phụ nữ mặc đồ ba lê đã nhún nhảy ở Piccadilly Circus trên nền nhạc "Single Ladies" của Beyonce cho mục đích của Trident Unwrapped. Một công ty khác, chuyên kinh doanh kính mát,Ray – Ban cũng đã thực hiện kế hoạch marketing du kích của riêng mình tại Manhattan với một "đội ngũ đường phố" (đeo kính Ray – Ban) đứng và nhìn lên bầu trời bên ngoài tòa nhà Ray – Ban.
Một vài công ty thậm chí còn kết hợp các nữ sinh biểu diễn cùng một số các nhân vật nổi tiếng. SKY HDTV đã ủy quyền cho siêu mẫu Gisele Bundchen xuất hiện khắp các kênh TV tại các phòng chờ thuộc một sân bay, trong khi đó hơn 1000 thành viên tham gia biểu diễn "mang TV tới cuộc sống." Và một cửa hàng quần áo trên đại lộ Sunset Boulevard, california đã bị tàn phá bởi hàng trăng vũ công mặc quần lót vàng và đang cắt một tấm mền tới "bạn không thể đạt tới điều này" (một thủ thuật marketing di động A&E để thu hút sự chú ý cho phim tài liệu Hammertime về rapper MC Hammer).
Các hoạt động marketing marketing virut này là một dạng của quảng cáo du kích, không chỉ trực tiếp tiếp cận những người tham gia, người xem, người chứng kiến mà còn cả những người quan sát thông qua email, tin nhắn, podcast, blog, forum, mạng xã hội và các nguồn từ internet khác. Bạn có biết nguyên tắc: Anh của bạn gửi cho bạn và những người bạn của họ trên Facebook một link dẫn tới một video trên YouTube – sự nhận biết thương hiệu tức thì lan rộng.
Thậm chí có những website được thiết kế để giúp đỡ các thương hiệu theo dõi các chiến dịch virut của họ làm tốt như thế nào. Ví dụ, các công cụ trên web cho phép nhà quản lý thu thập dữ liệu từ hơn 150 điểm chia sẻ video. Từ đó, không những có thể thấy được có bao nhiêu xem chiến dịch video (và bao nhiêu lần), mà còn cho thấy cách họ tương tác với nó thông qua những bình luận, đánh giá.
Liên kết với đám đông
F lash – mob được cho là xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2003 với Bill Wasik, nhà biên tập cao cấp của Harper's Magazine. Về thành công đầu tiên với Flash – mob, Wasik đã tạo ra một email, trong đó bao gồm nhiều chỉ dẫn rất chi tiết, email được gửi đến cho mọi người và đã có hơn 100 người sẵn lòng tham gia, họ cùng tập trung về sảnh chính của cửa hàng Macy's ở Manhattan, tại đây tất cả bọn họ tập trung quanh một chiếc mền, rồi họ thông báo cho nhân viên của cửa hàng biết rằng tất cả bọn họ cùng sống trong một nhà kho và đang tìm kiếm "một chiếc mền tình yêu." Họ xuất hiện kỳ lạ và bất ngờ giống như lúc họ đi – một lúc sau những chàng pháo tay kéo dài, tất cả bọn họ chạy ra khỏi tòa nhà.
" Tôi thực sự muốn tạo ra một trải nghiệm về xã hội" – Masik nói, trong cuốn sách của anh, And There's This: How Stories Live and Die in Viral Culture được gia mắt vào tháng 6. "Tôi muốn thấy điều gì sẽ xảy ra, email này sẽ lan rộng tới đâu? Bao nhiêu người sẽ đến? Tôi đã từng thấy các website làm điều này và tôi muốn biết mình có thể tự làm điều đó hay không?"
Sự thật là các công ty đã bắt đầu để ý đến các dạng Flash – mob khác nhau của marketing virut nhằm nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu của họ, điều này không khiến Wasik ngạc nhiên. "Nó là hình ảnh cho thấy những điều mọi người cảm thấy thú vị về thời đại thông tin ngày nay: Một nhóm người xa lạ sử dụng công nghệ thông tin để có thể ngay thì tụ tập lại cùng với nhau." – anh cho biết. "Nó cho thấy công nghệ như là một liều thuốc giải cho sự cô đơn và xa cách. Tất nhiên, sự mỉa mai ở đây là đôi khi công nghệ lại đem lại những kết quả trái chiều: Nó cho phép chúng ta tạo ra mối liên hệ với nhiều người hơn, nhưng phải trả giá bằng chiều sâu của kết nối."
Charlie Todd, nhà sáng lập Improv Everywhere (một công ty chuyên về nghệ thuật biếm họa, và đã từng tuyên bố trên website của mình rằng "nó là khởi nguồn của sự hỗn độn và vui thú ở những nơi công cộng"), và là tác giả của tác phẩm Causing a Scene: Extraodinary Pranks in Ordinary Places, anh không ngạc nhiên khi một vài công ty sử dụng Flash – mob để nâng cao sự nhận biết cho các thương hiệu của họ (bản thân Improv Everywhere cũng chưa từng tổ chức các sự kiện nhằm quảng cáo cho một thương hiệu cụ thể nào)
Todd giải thích: "Bất kỳ điều gì phổ biến rồi cũng sẽ gia nhập thế giới quảng cáo. Nó thường chỉ là vấn đề thời gian. Những thương hiệu biết mọi người cảm thấy thú vị về điều gì đó, và suy đầu tiên của họ luôn là: "Làm cách nào để chúng ta tạo ra những điều như thế, để mọi người cảm thấy thú vị về thương hiệu của chúng ta?"
Làm gì và không làm gì
Để chiến dịch đạt hiệu quả, bạn cần giữ được yếu tố bất ngờ mà không xa lánh khán giả - hay những người tham gia. "Tôi nghĩ, một sai lầm mà nhiều thương hiệu tạo ra đó là sự không rõ ràng" – Todd cho biết. "Không ai muốn biểu diễn ở một sự kiện Flash – mod để cảm thấy mình bị sử dụng như một con tốt cho một chiến dịch marketing. Nếu bạn đang thực hiện một chiến dịch mang tính chất thương mại cho một website, đừng lừa gạt bản thân và những người liên quan thêm nữa."
Wasik đồng tình: "Tôi hoài nghi, một chiến dịch marketing sẽ hiệu quả hơn cho những công ty như T – mobile khi nó mang hình ảnh của một quảng cáo hơn là một chiến dịch virut thực sự (ví dụ, tạo ra một đám đông để tiếp thị tới chính những người tham gia." – Todd nói. "Mọi người không muốn cảm thấy họ như là họ đang tham gia một chiến dịch có mục đích cho một tổ chức, và một khi họ nhận ra điều đó thì những điều bạn đang muốn họ làm sẽ không xảy ra."
Các thương hiệu cũng cần phải để ý đến những rủ ro khi thu hút những người tham gia. "Bạn trông thật ngu ngốc nếu không ai tham gia. Nhưng nếu bạn cố gắng giải quyết vấn đề bằng một cách nào đó khiến lời mời gọi của bạn trông thật ngọt ngào (ví dụ đem đến một điều gì đó giống như sự hấp dẫn của một người nổi tiếng, một thương hiệu hay tặng miến phí một thứ gì đó..), thì sau đó bạn phải chịu rủi ro khi mọi người trình diễn và khởi đầu những rắc rối. Tuy nhiên, hầu như không có trường hợp thực tế nào dẫn đến bạo lực hay sự bắt bớ."
Về khía cạnh tâm lý, Flash mob và các hiến dịch virut đã đánh trúng nhu cầu cố hữu của mỗi cá nhân. "Tôi nghĩ mọi người hào hứng với việc tạo ra thú tiêu khiển của riêng mình." – Todd nói. "Và tham gia thực hiện sứ mệnh của Improv Everywhere là một dạng giải trí năng động. Bạn đang thực hiện điều gì đó cùng một nhóm người sẽ tuyệt vời hơn nhiều việc ngồi một chỗ và xem một bộ phim, một chương trình truyền hình hay một sự kiện thể thao."
Wasik cảnh báo các thương hiệu không nên đơn độc dựa vào những sự kiện như thế này. Nhìn chung, nó chỉ khẳng định ước mơ lớn của chúng ta về internet và công nghệ - nó sẽ thu ngắn khoảng cách giữ chúng ta và cho phép chúng ta kết nối. Đôi khi có hiệu quả, nhưng những lúc khác nó khiến ta quẫn trí và căng thẳng – giữ liên lạc với 400 người bạn trên Facebook, nhưng chưa bao giờ cảm thấy thực sự có sự kết nối với họ.
Cuối cùng, cho dù có nhiều dạng chiến dịch phát triển mạnh trong thời đại máy tính, vẫn cần những mối quan hệ con người lỗi thời. "Thực sự vấn đề là hiểu được điều khi khiến mọi người ấn nút "forward" – Wasik nói. "Jonah Peretti, một nhà tư tưởng thực sự nhậy bén về các sự kiện virut, người mà tôi đề cập trong cuốn sách của mình, cho rằng những thứ có thể lan truyền như virut đều có cái "mác xã hội" – chúng đề cập tới những mối quan hệ đặc biệt mà chúng ta có với mọi người trong cuộc đời mình; nếu bạn có những người bạn hay nói với bạn những câu chuyện về chính trị, bạn sẽ gửi đến họ những thông điệp virut về chính trị; nếu bạn nói với họ chuyện hẹn hò, bạn sẽ gửi những thông điệp về hẹn hò. Chúng ta sử dụng internet như là một công cụ để mở rộng các cuộc đối thoại của mình."
Nguồn: marketingprofs.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét